GÓC KHUẤT VỀ CUỘC ĐỜI CỦA VUA BẢO ĐẠI


Vua Bảo Đại (1913-1997) tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con trai duy nhất của Vua Khải Định và Từ Cung Hoàng Thái Hậu. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nói riêng và của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung. Về thân thế của ông cho tới nay vẫn còn khá nhiều nghi ngờ vì Vua Khải Định mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà. Vua Bảo Đại cũng là vị Vua cuối cùng của triều Nguyễn và cũng là vị vua cuối cùng của các triều đại phong kiến Việt Nam.


TƯ VẤN DU LỊCH ĐÀ LẠT MIỄN PHÍ

Hotline: 02633912999

VUA BẢO ĐẠI

CÂU CHUYỆN CUỘC ĐỜI CỦA VUA BẢO ĐẠI

Vua Bảo Đại (1913-1997) tên khai sinh là Nguyễn Phúc Vĩnh Thụy là con trai duy nhất của Vua Khải Định và Từ Cung Hoàng Thái Hậu. Ông là vị vua cuối cùng của triều Nguyễn nói riêng và của chế độ phong kiến Việt Nam nói chung. Về thân thế của ông cho tới nay vẫn còn khá nhiều nghi ngờ vì Vua Khải Định mang tiếng là bất lực và không thích gần đàn bà.

Dinh Bảo Đại
Vua Bảo Đại trong bộ đồ truyền thống $ đồ Tây

Năm 1922 vua Khải Định sang Pháp để thưởng ngoạn cuộc triển lãm hàng hóa tại Marseille, Pháp và nhân dịp này có mang theo Hoàng Thái Tử Vĩnh Thụy và để ông này ở lại du học. Tháng 6 năm 1922 Vĩnh Thụy được vợ chồng Khâm sứ Trung Kỳ Jean Francois Eugène Charles nhận làm con nuôi và cho đi học ở trường Lycée Condorcet và trường Sciences Po tại Paris.

Năm 1925 vua Khải Định băng hà, triều đình tôn Hoàng Thái Tử Vĩnh Thụy lên ngôi hoàng đế kế nghiệp vua cha vừa tạ thế lấy niên hiệu là Bảo Đại và là vị vua thứ 13 của triều Nguyễn. Lúc này ông mới vừa đúng 13 tuổi, sau đó trở lại Pháp tiếp tục việc học cho đến năm 1932 thì hồi loan và chính thức lên ngôi.

CUỘC TÌNH VỚI NAM PHƯƠNG HOÀNG HẬU

Về Việt Nam được gần một năm, khi ông lên Đà Lạt nghỉ mát, được sự sắp xếp của vị toàn quyền Pháp Pasquier và viên Đốc lý Darle (Thị trưởng Đà Lạt) trong buổi dạ tiệc tại khách sạn La Palace, Nguyễn Hữu Thị Lan và Bảo Đại đã gặp nhau. Sau này trở nên thân mật hơn và tiến tới hôn nhân. Bảo Đại say mê Nguyễn Hữu Thị Lan, ông có viết: “Lan có vẻ đẹp thùy mị của người con gái miền Nam, hiền lành quyến rũ làm tôi say mê”. Và khi Bảo Đại hỏi cưới thì gia đình Nguyễn Hữu Thị Lan đồng ý với 4 điều kiện:

1.      Nguyễn Hữu Thị Lan phải được tấn phong Chánh Cung Hoàng Hậu ngay trong ngày cưới.

2.      Được giữ nguyên đạo Công Giáo, và các con khi sinh ra phải được rửa tội theo giáo luật công giáo và giữ đạo.

3.      Riêng Bảo Đại thì vẫn giữ đạo cũ là Phật giáo

4.      Phải được Tòa Thánh cho phép đặc biệt 2 người lấy nhau và giữ 2 tôn giáo khác nhau.

Ngày 20 tháng 3 năm 1934 vua Bảo Đại tổ chức đám cưới với bà Nguyễn Hữu Thị Lan tại điện Kiến Trung và bà được tấn phong là Nam Phương Hoàng Hậu, lễ tấn phong được cử hành long trọng tại điện Dưỡng Tâm. Đây là một biệt lệ với các chính cung của triều Nguyễn. Vì 12 đời Tiên Đế chỉ sắc phong Hoàng Hậu sau khi chết, trước đó chỉ được phong tước Hoàng Quý Phi.

Dinh Bảo ĐạiNam Phương Hoàng Hậu đẹp nghiêng nước nghiêng thành.

Ngày 4 tháng 1 năm 1936 người dân sống ven kinh thành Huế nghe những tiếng súng thần công bắn mừng báo tin Nam Phương Hoàng Hậu đã hạ sinh, rạng sáng lại nghe thêm 7 tiếng súng nữa làm lay động cả Hoàng Thành báo hiệu Hoàng Hậu đã hạ sinh một Hoàng Tử. Người đó chính là Đông Cung Thái Tử Nguyễn Phúc Bảo Long.

Nam Phương Hoàng Hậu có với Bảo Đại tất cả 5 người con, 2 Hoàng Tử và 3 Công Chúa:

1.      Hoàng Thái Tử  Nguyễn Phúc Bảo Long (1936-2007).

2.      Công chúa Phương Mai, sinh năm 1937.

3.      Công chúa Phương Liên, sinh năm 1938.

4.      Công chúa Phương Dung, sinh năm 1942.

5.      Hoàng tử út Bảo Thăng, sinh năm 1943.

Với nhan sắc mặn mà, vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mang đậm chất Á Đông nhưng cuộc sống của Nam Phương lại không được hạnh phúc. Sau khi triều Nguyễn suy vong bà đưa cả 5 người con qua Pháp sinh sống vào năm 1949. Vua Bảo Đại cũng rất ít đến thăm bà và các con vì còn bận chuyện triều chính và các bóng hồng khác. 12 năm đầu bà sống trong hạnh phúc tràn đầy bao nhiêu thì 16 năm cuối đời bà sống trong cô đơn bấy nhiêu. Cuộc sống lưu vong nơi đất khách quê người buồn nhiều hơn vui. Năm 1963, bà qua đời ở Pháp, đám tang thưa thớt, không tiếng khóc than, không lời ai điếu.

THOÁI VỊ - TRỞ VỀ CUỘC SỐNG THƯỜNG DÂN

Năm 1945, Cách mạng tháng Tám thành công, tại các địa phương trên cả nước, Việt Minh buộc chính quyền Đế Quốc Việt Nam Cộng Hòa giao quyền lực. Trước tình thế đó, Vua Bảo Đại quyết định thoái vị trong một buổi lễ long trọng ở Ngọ Môn, Huế, trao quốc ấn Hoàng đế Chi Bửu và thanh kiếm bạc nạm ngọc cho đại diện chính phủ lâm thời của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa là ông Trần Huy Liệu. Ông trở thành công dân Vĩnh Thụy. Trong bản tuyên ngôn thoái vị ông có một câu nói rất nổi tiếng: “Trẫm muốn làm dân của một nước tự do, hơn làm Vua của một nước bị trị”.

Dinh Bảo Đại
Cựu hoàng Bảo Đại những năm cuối đời.

Tháng 9 năm 1945 ông được Chính phủ lâm thời mời ra Hà Nội làm Cố vấn quân sự tối cao, ông là một trong 7 thành viên của Ủy ban dự thảo Hiến pháp do Hồ Chí Minh đứng đầu.

Năm 1946 ông đươc bầu làm đại biểu Quốc hội khóa đầu tien của nước Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa. Ông tham gia phái đoàn Việt Nam Dân Chủ Cộng Hòa sang Trùng Khánh thăm viếng Trung Hoa, nhưng ông không về nước mà ở lại Hương Cảng Trung Quốc. Vua Bảo Đại viết thư về nước xin từ chức “cố vấn tối cao” trong chính phủ lâm thời.

QUỐC TRƯỞNG QUỐC GIA VIỆT NAM

Năm 1947, tại Hồng Kông cựụ trùm mật thám Pháp ở Đông Dương là Cousseau tiếp xúc với Vua Bảo Đại ngỏ ý mời ông về nước nắm quyền thành lập một nhà nước Việt Nam độc lập. Vua Bảo Đại và Pháp đàm phán và ký kết hiệp ước Vịnh Hạ Long, thể hiện sự đồng thuận của hai bên trên cơ sở nguyên tắc độc lập và thống nhất của Việt Nam trong Liên Hiệp Pháp. Chính phủ hoạt động dưới một hiến chương lâm thời, chọn cờ vàng ba sọc đỏ làm quốc kỳ và bản “Thanh niên Hành Khúc” làm Quốc ca. Quốc gia Việt Nam sẽ có quân đội riêng .

Năm 1949, Chính phủ lâm thời Quốc gia Việt Nam được thành lập theo sắc lệnh số 1 –Cp: Quốc Trưởng là Bảo Đại. Thời gian này ông sống và làm việc tại Đà Lạt, xung quang nơi ở có cả một trung đoàn ngự lâm quân bảo vệ, một đoàn xe riêng gọi là “công xa biệt điện” và một đội máy bay riêng do phi công người Pháp phục vụ. Ông bị phế truất và đưa thủ tướng Ngô Đình Diệm lên làm Quốc Trưởng ngày 4 tháng 10 năm 1955.

 

CUỘC SỐNG LƯU VONG – NHỮNG NĂM CUỐI ĐỜI

Sau khị bị phế truất lúc mới 40 tuổi, ông sống lưu vong ở Pháp cho đến khi qua đời. Lúc này ông không còn nhận được sự viện trợ từ chính phủ Pháp, ông phải bán dần những tài sản và cổ vật của mình để sinh sống. Năm 1972 ông kết hôn với bà Monique Baudot một người phụ nữ Pháp kém ông hơn 30 tuổi, gia nhập đạo Công giáo lấy tên Thánh là Jean – Robert.

Ông qua đời vào lúc 5 giờ sáng ngày 31 tháng 7 năm 1997 tại Quân y viện ValdeGrace hưởng thọ 85 tuổi. đám tang được tổ chức lặng lẽ tại nhà thờ Saint-Pierre De Chaillot số 35 đại lộ Marceau, quận 16 Paris và linh cữu được mai tang tại nghĩa địa Passy trên đồi Trocadero. Ông là vị vua thọ nhất triều đại nhà Nguyễn.

 

Dalat Holiday Travel Du Lịch Đà Lạt Giá Rẻ Nhất 2023
9/10 986 bình chọn

Comments