TƯ VẤN DU LỊCH ĐÀ LẠT MIỄN PHÍ
Hotline: 02633912999
Đà lạt được mệnh danh là một thành phố ở trong rừng, là thành phố của Việt Nam nhưng lại mang đậm chất của Pháp, chắc cũng chính vì thiên nhiên ưu ái ban tặng cho khí hậu mát lành cho Đà Lạt cũng như Paris nên kiến trúc Đà Lạt cũng bị ảnh hưởng bởi bàn tay của những kiến trúc sư người Pháp. Họ đã từng coi Đà Lạt là quên hương thứ 2 của họ. Nhắc đến những công trình kiến trúc mang dáng dấp cổ điển của Pháp tại Đà Lạt thì không thể không nhắc đến ga Đà Lạt.
Toàn cảnh nhà Ga Đà Lạt.
GIỚI THIỆU GA ĐÀ LẠT.
Ga xe lửa Đà Lạt thuộc dự án tuyến đường sắt Đà Lạt – Phan Rang Tháp Chàm dài khoảng 87km được toàn quyền Đông Dương phê duyệt và cho khởi công xây dựng vào năm 1903. Riêng nhà Ga Đà Lạt xây dựng vào năm 1932 và hoàn thành vào năm 1936, là nhà ga cổ nhất còn lại ở Việt Nam. Năm 2001, ga Đà Lạt được Bộ Văn Hóa Thông Tin công nhận là di tích lịch sử quốc gia. Nhà ga là nơi kết hợp hài hòa giữa kiến trúc Âu châu với kiến trúc nhà Rông Tây Nguyên. Công trình được thiết kế bởi bàn tay của hai kiến trúc sư người Pháp là ông Moncet và Reveron. Nhà thầu khoán là ông Võ Đình Dung với kinh phí xây dựng 200.00 France. Đoạn đường chỉ dài khoảng gần 90 km nhưng việc thi công rất tốn kém, có thể gấp 3 lần xây dựng đường sắt ở đồng bằng vì phải đi qua rất nhiều đèo dốc, đặc biệt là đèo Sông Pha và đèo Dran. Các kiến trúc sư phải sử dụng đường bánh răng cưa để thiết kế qua 2 con đèo này dài khoảng 17km. Trên thế giới chỉ có hai tuyến đường sắt độc đáo được thiết kế đường bánh răng cưa là ở đèo Furka Thụy Sỹ và ở tại Việt Nam.
Chụp hình cưới ngoại cảnh tại Ga Đà Lạt
GA ĐÀ LẠT - CHỨNG NHÂN LỊCH SỬ CỦA ĐÀ LẠT
Mái nhà ga được thiết kế hình vòm như hình ảnh núi Langbiang, với 3 chóp mái nhọn liên tiếp nhau tượng trưng cho đỉnh Langbiang hùng
vỹ, riêng mặt đứng của tháp ở giữa có một chiếc đồng hồ luôn chỉ 3h30. Rất nhiều
du khách lên đây luôn thắc mắc rằng tại sao lại như vậy? hay là đồng hồ bị hỏng?
hay đồng hồ bị hết pin? Đó chính là thời gian mà bác sỹ Yersin chinh phục và
khám phá ra cao nguyên Lâm Viên đấy: “15h30 ngày 21/06/1893”.
Đến ga Đà Lạt các bạn đừng quên tham quan chụp hình với đầu máyy hơi nước cổ nhé, vì nó là duy nhất ở miền Nam Việt Nam đấy. Đầu tàu này được sản xuất tại nhật vào năm 1932. Trước đây, nhà ga Đà Lạt còn sở hữu thêm hai đầu mày hơi nước do hang Furka của Thụy Sỹ sản xuất nhưng đã được hãng này mua lại.
Đầu máy hơi nước cổ tại Ga Đà Lạt.
Từ năm 1965 – 1972 cuộc kháng chiến chống Mỹ xảy ra
ác liệt, bom đạn đã tàn phá đi cả một con đường độc đạo này và tuyến đường này
cũng bị ngừng hoạt động. Cho đến năm 1990, ga Đà Lạt khôi phục lại 7km đường sắt
nối từ Đà Lạt – Trại Mát và chạy bằng đầu diesel chạy ngang qua các trang trại
trồng rau, trồng hoa của người dân địa phương với 5 chuyến mỗi ngày. 7h45 phút,
9h50 phút, 14h10 phút và 16h05 phút, Thời gian cho mỗi chuyến du ngoạn là 30
phút và du khách sẽ có thời gian tham quan chùa Linh Phước 30 phút.
Ga Đà Lạt còn được công nhận nhiều kỷ lục như:
- Nhà ga cổ nhất Viêt Nam nói riêng và Đông Dương nói chung.
- Nhà ga cao nhất Việt Nam (nằm ở độ cao 1500m so với mực nước biển)
- Nhà ga có kiến trúc đẹp và độc đáo nhất Việt Nam.
Không chỉ đơn thuần là một di tích lịch sử, ga Đà Lạt
còn là một điểm tham quan, chụp hình không thể thiếu trong chuyến du lịch Đà Lạt
của du khách. Đặc biệt, có nhiều đôi uyên ương còn chọn nơi đây làm địa điểm để
thực hiện bộ ảnh ngoại cảnh để chuẩn bị cho đám cưới của mình.
Comments