TƯ VẤN DU LỊCH ĐÀ LẠT MIỄN PHÍ
Hotline: 0263.3912.999
GIAI THOẠI HỒ THAN THỞ
Hồ Than Thở cách trung tâm thành phố Đà Lạt khoảng 6km về hướng Đông, là một địa danh hấp dẫn, đầy thơ mộng, đặc biệt là đối với những đôi đang yêu nhau. Ngày xưa hồ Than Thở chỉ là một vùng đầm lầy, năm 1917 người Pháp cho xây dựng một đập nước chắn ngang dòng suối Cam Ly chảy từ núi Langbian huyền thoại về và đặt tên là Lacdes Soupirs có nghĩa là âm thanh của gió thổi vi vu trong rừng và đồng thời cũng có nghĩa là tiếng thở dài.

Sau năm 1975 hồ Than Thở còn được đựat tên là hồ
Sương Mai, vì mỗi buổi sáng sớm trên hồ có rất nhiều sương mù. Nhưng mỗi khi nhắc về địa danh này người
dân địa phương quen gọi là hồ Than Thở cho nên từ đó về sau nó đã được gọi là hồ
Than Thở. Có lẽ chính bởi cái tên hồ Than Thở nên nơi đây đã gắn liền với những
câu chuyện tình đẹp,thủy chung son sắt, lãng mạn nhưng lại mang đầy nước mắt.
Đến với hồ Than Thở, du khách có thể dạo bước trong
rừng thông hoặc cưỡi ngựa dạo trên thảo nguyên như những người dân du mục thực
thụ. Sau khi dạo chơi tham quan, du khách có thể đến quán café Chiều để nghỉ
chân và nghe câu chuyện tình buồn về “Đồi Thông Hai Mộ” nhé!
CHUYỆN
TÌNH ĐỒI THÔNG HAI MỘ
Đồi Thông Hai Mộ được bao trùm bởi một rừng thông,
không gian tĩnh mịch, ai đã đến hồ Than Thở mà chưa nghe về chuyện tình thiên sử
bi ai được lưu truyền cả gần một thế kỷ nay về chuyện tình của anh Tâm và chị
Thảo. Nhắc đến câu chuyện tình có thật này, không biết bao người phải xúc động
cảm thông và ngưỡng mộ cho một mối tình son sắt thủy chung của họ.
Chuyện kể rằng, có một thanh niên tên Vũ Minh Tâm
quê gốc Vĩnh Long. Sinh ra trong một gia đình giàu có và lại là con trại một
nên cha mẹ anh cương quyết bắt anh lập gia đình sớm để có con bồng cháu bế.
Nhưng anh này lại chưa muốn có gia đình, không muốn cha mẹ phải buồn rầu nên
lén trốn lên Đà Lạt và theo học trường Võ Bị Liên Quân Đà Lạt và đem lòng yêu một
người thiếu nữ địa phương đó chính là cô Lê Thị Thảo. Cô này là giáo viên dạy
văn của trường nữ sinh Đà Lạt, ngày nay là trường Bùi Thị Xuân.
Hằng ngày, trên đường từ thao trường về, anh Tâm thường ghé ngang qua một ngôi nhà tranh nhỏ và đặt một bức thư tình trên gác mái. Buổi chiều, cô Thảo tan ca cũng thường đến bên hồ để đọc thư và để lại hồi âm cho chàng.
Đồi thông hai mộ Đà Lạt.
Hai người tâm đầu ý hợp, yêu nhau tha thiết, thề non
hẹn biển sống với nhau đến răng long đầu bạc.
Khi ra trường, anh Tâm về quê nhà xin cha mẹ mang trầu cau lên cưới cô
Thảo nhưng lại không nhận được sự đồng ý mà bắt chàng cưới một cô gái mà chàng
ko hề yêu mến. Họ cương quyết ngăn cấm chuyện tình lãng mạn này bởi một lý do gọi
là “không môn đăng hộ đối”, anh Tâm thì sinh ra trong một gia đình giàu có và
là con trai một nhưng ngược lại cô Thảo lại là trẻ mồ côi sống trong nhà dòng với
các Xơ từ nhỏ. Cũng chính vì lẽ đó, anh xin ra chiến trường đầy lửa đạn chiến đấu.
Thảo thì vẫn ở Đà Lạt, ngày ngày vẫn lên lớp dạy học, đêm về trông chờ tin của
Tâm trong mòn mỏi.
Rồi một ngày kia nàng nhận được tin sét đánh ngang
tai là Tâm đã hi sinh ngoài chiến trường. Nàng đau đớn tột cùng, chỉ biết tìm đến
bờ hồ Than Thở chỗ hai người thường gặp nhau mà than khóc, nhớ lại những giây
phút tự tình bên nhau. Vào một buổi chiều buồn nàng gieo mình xuống hồ để giữ
trọn mối tình thủy chung, trinh tiết với người yêu bên kia thế giới, trên tay vẫn
còn cầm chặt lá thư gửi người yêu. Anh Tâm vẫn không hề hay biết rằng cô Thảo
đã tự vẫn vì mình.
Nhưng thật trớ trêu thay, tin đồn anh Tâm hi sinh
ngoài chiến trường là không đúng sự thật. Khi về thăm cô tại Đà Lạt anh đã thấy
nấm mồ cô xanh cỏ nằm giữa đồi thông vi vu gió ngàn. Quá đau buồn, anh quyết
tâm xin ra chiến trận thêm một lần nữa và rồi anh hi sinh. Theo như nhật ký của
anh để lại cho đồng đội của mình thì anh có ước muốn khi sống không được ở bên
cạnh cô Thảo thì khi chết muốn nằm cạnh cô để hai người mãi mãi được gần nhau.
Thế nhưng đến chết vẫn chia lìa, sau khi hòa bình lập
lại cha mẹ anh Tâm vốn không đồng ý với mối tình của anh đã cải táng mộ và đem
về mai táng tại quê nhà ở Vĩnh Long. Từ ngày đó cô Thảo nằm một mình trong sự
cô đơn lạnh lẽo ngay đồi thông bên cạnh hồ Than Thở. Dù phần mộ anh Tâm đã được
dời đi nhưng người thân của nàng vẫn cảm thương mối tình thủy chung của người
con gái nên vẫn để ngôi mộ đôi.
Du khách đến du lịch Đà Lạt có ghé qua hồ Than Thở
thì vẫn sẽ thấy hai ngôi mộ nằm cạnh nhau dưới tán của hai cây thông đang quấn
chặt lấy nhau như sự hiện thân của hai người vậy. Tuy nhiên, giờ đây chỉ còn lại
mộ của cô Thảo còn mộ của anh Tâm bây giờ chỉ còn là hoài niệm, tiếc thương cho
một mối tình dang dở.
Comments